Ưu, nhược điểm của 9 vật liệu bàn bếp phổ biến nhất hiện nay

Mặt bàn bếp – nơi chúng ta sơ chế thực phẩm và đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ nấu nướng nên vật liệu bàn bếp cần đảm bảo yêu cầu chịu lực và vệ sinh. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến tính thẩm mỹ và giá thành, đồng thời mang lại không gian năng động cho mỗi gia đình.

Dưới đây, chúng tôi đã chọn ra một vài vật liệu bàn bếp phổ biến nhất hiện nay cũng như những ưu điểm, nhược điểm của từng loại vật liệu để bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn.

1. Granite

Đá granite tự nhiên sở hữu màu sắc và đường vân độc đáo tạo nên vẻ đẹp rất riêng. Nhờ đặc tính chịu nhiệt, chống thấm mà đá granite trở thành lựa chọn phổ biến nhất cho những không gian như bếp và phòng tắm.

Granite là vật liệu bàn bếp phong phú về màu sắc và họa tiết vân loang.

Ưu điểm: Đá granite có độ bền cao, rất khó bị nứt, mẻ hay trầy xước và dễ lau chùi, bảo dưỡng. Hơn nữa, loại vật liệu này cũng có giá thành tương đối phải chăng.

Nhược điểm: Đá granite khi tiếp xúc với các chất ăn mòn hay axit như soda, giấm, nước ép trái cây… sẽ xảy ra các phản ứng hóa học hình thành nên vết bẩn hoặc vết xước.

2. Đá marble

Dù độ cứng thua kém đôi chút so với đá granite nhưng bù lại, đá marble lại sở hữu vân mây tự nhiên, sống động cùng màu sắc tươi tắn hơn bất cứ loại đá nào khiến nó trở thành một trong những vật liệu bàn bếp tinh tế nhất hiện nay. Trải qua quá trình tôi luyện tự nhiên, mỗi đường vân trên đá marble là độc nhất, có một không hai.

Đá marble sở hữu hệ vân tự nhiên, không trùng lặp tạo nên vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng cho góc bếp.

Ưu điểm: Giá trị thẩm mỹ và khả năng chịu nhiệt cao. Đá có chung độ đồng nhất, cứng cáp và dễ lau chùi.

Nhược điểm: Giá thành đắt đỏ. Ngoài ra, bề mặt đá marble có nhiều lỗ rỗng li ti khiến đá thấm nước nhanh hơn so với các vật liệu tự nhiên khác và khả năng chống va đập thấp. Do vậy, cần xử lý thật kỹ bề mặt bằng chất chống thấm chuyên dụng.

3. Đá nhân tạo

Đá nhân tạo được kết hợp bởi khoáng đá tự nhiên như cẩm thạch hay thạch anh với keo acrylic. Khi lựa chọn đá nhân tạo cho mặt bàn bếp, bạn nên lựa chọn cung cấp uy tín nhằm đảm bảo chất lượng thi công.

Đá nhân tạo không bị thấm nước và rất dễ làm sạch.

Ưu điểm: Đá nhân tạo là vật liệu tiêu chuẩn và đồng nhất, được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghiệp nên có giá thành rẻ hơn. Bề mặt đá nhân tạo không xốp như đá tự nhiên nên không thấm nước hay bám bẩn, dễ bảo trì và làm sạch. Hơn nữa, đá nhân tạo còn có màu sắc và đường vân phong phú, đáp ứng mọi phong cách thiết kế và gu thẩm mỹ của người dùng.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với một số vật liệu thông dụng khác. Khả năng chịu nhiệt và chịu va đập kém là những nhược điểm mà bạn cần suy xét kỹ lưỡng khi lựa chọn đá nhân tạo làm vật liệu bàn b.

4. Porcelain

Mặt bàn bếp porcelain đang trở thành xu hướng trong thiết kế nội thất. Khả năng chịu lực, độ bền và không thấm nước là những ưu điểm nổi trội của vật liệu porcelain.

Porcelain là vật liệu ốp bếp đặc biệt, sức chịu lực và độ bền cao, chống thấm tốt.

Không quá lời khi nói rằng porcelain là một trong những vật liệu mang tới nhiều lựa chọn hoàn thiện nhất cho ngôi nhà, bởi nó được làm từ cùng lớp phủ chuyên dụng cho tường, sàn, tạo nên không gian độc đáo, có tính thống nhất cao. Đây cũng là vật liệu duy nhất có thể được chế tác làm giả các vật liệu khác như đá cẩm thạch, gỗ hoặc bê tông.

Ưu điểm: Không chỉ có bề mặt hoàn thiện phong phú, porcelain còn ít thấm nước, khả năng chịu được bào mòn vật lý và hóa học. Hơn nữa, bề mặt porcelain cũng rất nhẵn mịn nên dễ lau chùi.

Nhược điểm: Khi thiết kế thi công vật liệu porcelain, hãy lựa chọn các công ty chuyên nghiệp để đảm bảo khả năng chống va đập. Porcelain cũng cần được thi công trên cấu trúc chịu lực tốt.

5. Thép không gỉ

Thép không gỉ là vật liệu đảm bảo tỷ lệ vô trùng cao nhất nhờ tính chất không thấm nước. Khả năng chịu nhiệt, kháng khuẩn khiến thép không gỉ trở thành vật liệu làm mặt bàn bếp được ưa thích trong nhà bếp công nghiệp. Nếu chi phí không quá lớn thì có lẽ thép không gỉ cũng sẽ trở thành vật liệu bàn bếp phổ biến trong nhà bếp dân dụng.

Bàn bếp bằng thép không gỉ được ưa chuộng trong không gian bếp công nghiệp.

Ưu điểm: Hợp vệ sinh, thiết thực và lâu dài.

Nhược điểm: Chi phí đắt đỏ, dễ bị trầy xước gây mất thẩm mỹ.

6. Bê tông

Gỗ và bê tông cho hiệu ứng tương tự nhau trong thiết kế phòng bếp theo phong cách Rustic và đương đại. Đây là một vật liệu có tính kháng khuẩn và kinh tế cao. Hơn nữa, kỹ thuật tiên tiến hiện nay cho phép nhuộm màu bê tông nhằm làm phong phú thêm diện mạo cho căn bếp.

Bàn bếp bê tông đang là xu hướng thiết kế phòng bếp hiện đại.

Ưu điểm: Vật liệu có tính kinh tế và linh hoạt cao, quá trình sản xuất tương đối đơn giản với vật liệu có sẵn là xi măng, cát và nước.

Nhược điểm: Bê tông rất xốp, khả năng chống bám bẩn kém nên đòi hỏi phải sử dụng các sản phẩm chuyên biệt nhằm chống thấm nước, ngăn bụi bẩn xâm nhập. 

7. Gỗ

Gỗ là một trong những vật liệu linh hoạt nhất mang tới bầu không khí khác nhau cho không gian, từ mộc mạc cho tới đương đại. Chất liệu gỗ lan tỏa cảm giác ấm áp và đặc biệt, quá trình lắp đặt mặt bàn gỗ tương đối đơn giản. Gỗ sồi, gỗ óc chó và gỗ dẻ gai là những vật liệu phổ biến nhất trong xây dựng.

Khi được ứng dụng cho bàn bếp, chất liệu gỗ mang đến bầu không khí ấm áp, mộc mạc.

Ưu điểm: Rất dễ lắp đặt.

Nhược điểm: Khả năng chịu nhiệt, trống trầy xước kém. Khi lựa chọn gỗ làm vật liệu cho mặt bàn bếp, bạn cần hết sức cẩn thận và bảo dưỡng thường xuyên để tránh nước thấm vào trong mặt bàn gỗ.

8. Kính

Được tôi luyện ở nhiệt độ cao nên kính cường lực tương đối an toàn. Vật liệu này có thể được xử lý chống bám bẩn và kháng khuẩn trước khi lắp đặt. Các lựa chọn cũng khá phong phú, từ kính trong suốt, kính mờ, kính hoa văn hay kính màu.

Kính cường lực ốp mặt bếp có khả năng chịu lực gấp 5 lần so với kính thông thường.

Ưu điểm: Chống bám bẩn, dễ lau chùi và bảo dưỡng. Dễ kết hợp với các vật liệu hoàn thiện khác nhau.

Nhược điểm: Giá thành đắt đỏ.

9. Steatite

Steatite là một loại đá tự nhiên - còn được gọi là đá xà phòng, thường được sử dụng trong các phòng khám và phòng thí nghiệm vì nó rất bền với các sản phẩm axit.

Loại đá mềm này dễ tạo hình, bền bỉ với các sản phẩm chứa axit.

Ưu điểm: Độ bền cao.

Nhược điểm: Khả năng chịu nhiệt thấp hơn các loại đá tự nhiên khác như granite. Cần được đánh bóng liên tục.

Tin tức khác
HOTLINE: 0947 930 492